
Hợp đồng quyền chọn là gì? Kết quả của hợp đồng quyền chọn
Thị trường chứng khoán phái sinh đang ngày càng phát triển. Hiện nay, trên thị trường forex, một số sàn giao dịch đã cung cấp hợp đồng quyền chọn trên một vài loại tài sản nhất định, thu hút rất đông đảo sự quan tâm của nhà đầu tư trong việc phòng ngừa rủi ro cho vị thế đang nắm giữ và cả những nhà đầu cơ.Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng thuộc chứng khoán phái sinh. Nhưng hợp đồng quyền chọn có những đặc điểm riêng biệt với hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. Vậy hợp đồng quyền chọn là gì? Đặc điểm của hợp đồng này như thế nào?
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận giữa người mua và người bán, trong đó người nắm giữ hợp đồng có quyền được mua hoặc bán một tài sản cơ sở tại một mức giá được ấn định trước ở một thời điểm xác định trong tương lai.
Các thành phần tạo nên hợp đồng quyền chọn:
- Tài sản cơ sở: là bất kỳ loại tài sản nào, có thể là hàng hoá, cổ phiếu, trái phiếu, cặp tiền tệ…
- Ngày đáo hạn: Thời điểm xác định trong tương lai
- Kỳ hạn của quyền chọn: Thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày kết thúc hợp đồng
- Giá thực hiện: mức giá tài sản được thoả thuận
Để hiểu rõ hơn về hợp đồng quyền chọn, hãy cùng tham khảo ví dụ sau:
Vào ngày 6/3/2021, ông An quyết định mua ông Bình một hợp đồng quyền chọn mua 20 cân gạo với giá 15.000/kg, thời hạn 9 tháng. Khi đó:
- Ông An là người mua quyền chọn, ông Bình là người bán quyền chọn.
- Tài sản cơ sở: gạo.
- Ngày đáo hạn: 6/12/2021.
- Kỳ hạn của quyền chọn: thời gian từ ngày 6/3/2021 đến 6/12/2021.
Theo hợp đồng này,tròng thời gian kỳ hạn và vào ngày đáo hạn, ông An có quyền mua hoặc không mua 20 cân gạo, miễn sao ông cảm thấy có lợi cho mình, nhưng nếu ông An thực hiện quyền mua thì ông Bình có nghĩa vụ phải bán cho ông A 100 tấn gạo với mức giá 12,000 VND/kg cho dù lúc đó giá gạo trên thị trường có như thế nào đi nữa.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn được coi như bảo hiểm rủi ro giữa người mua và người bán, 2 bên trao đổi, mua bán, chia sẻ rủi ro cho nhau.
Hợp đồng quyền chọn mang các đặc điểm của loại chứng khoán phái sinh, cụ thể:
- Tài sản cơ sở có thể là loại hàng hoá bất kỳ, không quy định về khối lượng, số lượng, các điều khoản hay giá trị.
- Được quyền giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) và không được niêm yết.
- Việc thanh toán, trao đổi tài sản diễn ra sau thời điểm ký kết hợp đồng hoặc ngày đáo hạn.
- Các bên tham gia hợp đồng không cần ký quỹ, nhưng người mua quyền chọn cần trả cho người bán quyền chọn 1 khoản phí gọi là phí quyền chọn.
- Vào ngày đáo hạn, người mua được thực hiện quyền chứ không phải bắt buộc mua hoặc không mua sản phẩm. Nếu người mua thực hiện quyền thì người bán phải có nghĩa vụ thực hiện theo các điều khoản trong hợp đồng, nghĩa là bán (nếu quyền chọn mua) hoặc mua (nếu quyền chọn bán) tài sản cơ sở với mức giá thực hiện cho người mua.
- Các bên trong hợp đồng quyền chọn có thể đóng vị thế bằng cách tham gia hợp đồng tương tự với vị thế đối lập của hợp đồng trước đó. Tức nếu ông An đang giữ quyền chọn mua, thì ông An có thể đóng vị thế quyền chọn mua với việc bán quyền đó đi cho người khác, hoặc bán hợp đồng quyền chọn mua, đóng vị thế bằng cách mua một quyền chọn mua với cùng tài sản cơ sở, cùng giá thực hiện và cùng ngày đáo hạn.
Ưu – nhược điểm của hợp đồng quyền chọn
Ưu điểm
- Người mua quyền chọn có quyền mua tài sản với mức giá thấp hơn thị trường khi đang trong kỳ hạn hợp đồng, trong khi giá thị trường đang tăng mạnh.
- Người mua quyền chọn có thể bán tài sản khi giá thị trường thấp hơn giá thực hiện.
Nhược điểm
- Giá tài sản thị trường giảm, người bán quyền chọn có thể phải mua tài sản với mức giá cao hơn thị trường.
Có mấy loại hợp đồng quyền chọn?
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, để phân loại hợp đồng, người ta thường dựa vào vị thế đối với tài sản cơ sở. Vì vậy, đối với hợp đồng quyền chọn, có 2 loại hợp đồng: quyền chọn mua và quyền chọn bán.
- Quyền chọn mua
Một quyền chọn mua cho người mua sở hữu quyền được mua một loại tài sản cơ sở ở một mức giá cố định (gọi là giá thực hiện) trong một khoản thời gian xác định.
Người mua quyền phải trả cho người bán quyền một loại phí gọi là phí quyền chọn. Người bán có nghĩa vụ bán tài sản khi người mua thực hiện quyền.
- Quyền chọn bán
Quyền chọn bán cho phép người mua quyền chọn sở hữu quyền được bán tài sản cơ sở tại mức giá thực hiện xác định.
Tương tự, người mua quyền chọn bán phải trả phí premium cho người bán quyền chọn bán. Người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở với giá thực hiện trong trường hợp người mua thực hiện quyền.
Bên cạnh việc phân loại hợp đồng quyền chọn dựa theo vị thế đối với tài sản cơ sở hay các kiểu quyền chọn như trên thì hợp đồng quyền chọn còn được phân loại dựa vào tài sản cơ sở.
Vì tài sản cơ sở đối với hợp đồng quyền chọn không có 1 tiêu chuẩn cụ thể nên phân loại theo tài sản cơ sở làm cho hợp đồng quyền chọn trở nên đa dạng hơn, trong đó, một số loại phổ biến đang được giao dịch trên thế giới như:
- Hợp đồng quyền chọn hàng hóa
- Hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán/cổ phiếu/trái phiếu
- Hợp đồng quyền chọn ngoại hối: cho phép người nắm giữ hợp đồng được mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá được ấn định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó. Tài sản cơ sở là tiền tệ, giá thực hiện là tỷ giá giữa 2 đồng tiền đã được xác định trước.
- Hợp đồng quyền chọn lãi suất: người nắm giữ quyền chọn được áp dụng một mức lãi suất ấn định trước cho một khoản tiền gửi hoặc một khoản tiền cho vay vào một thời điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.
- Hợp đồng quyền chọn hợp đồng tương lai: cho phép người mua được quyền mua hoặc bán một số lượng cụ thể các hợp đồng tương lai với mức giá ấn định trước vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó. Tài sản cơ sở trong hợp đồng quyền chọn này chính là hợp đồng tương lai.
Trong hợp đồng quyền chọn, có 2 kiểu quyền chọn chính: quyền chọn kiểu châu Âu, quyền chọn kiểu châu Mỹ
- Quyền chọn kiểu châu Âu: người mua tài sản cơ sở chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn.
- Quyền chọn kiểu châu Mỹ: người mua tài sản cơ sở được thực hiện quyền vào bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạn của quyền chọn.
Ngoài ra còn có 1 số kiểu chọn khác như: Quyền chọn châu Á (Asian Option), Quyền chọn rào cản (Barrier Option), Quyền chọn Bermudan (Bermudan Option), Quyền chọn kép (Binary Option), Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option), Quyền chọn tiêu chuẩn (Vanilla Option).
Cùng tham khảo bảng sau đây để hiểu rõ hơn về quyền chọn mua và quyền chọn bán:

Kết quả của hợp đồng quyền chọn
Kết quả của hợp đồng quyền chọn chính là lời/lãi của người mua và người bán khi thực hiện quyền vào ngày đáo hạn.
Ví dụ: Với trường hợp ngày 6/3/2021, ông An quyết định mua ông Bình một hợp đồng quyền chọn mua 20 cân gạo với giá 15.000/kg, thời hạn 9 tháng. Khi đó:
- Ông An là người mua quyền chọn, ông Bình là người bán quyền chọn.
- Tài sản cơ sở: gạo.
Kết quả hợp đồng là lời/lãi của ông An và Ông Bình vào ngày 6/12/2020
- Với ST là giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn
- X là giá thực hiện
- p là phí quyền chọn (phí premium)
Trong quyền chọn mua
người mua kỳ vọng giá thị trường tăng:
- ST > X, người mua thực hiện quyền nhằm sinh lời.
- ST < X, người mua không thực hiện quyền do lỗ.
- ST = X, người mua có thể thực hiện quyền hoặc không.
Giả sử: Vào ngày đáo hạn 6/12/2020, giá gạo ở mức 20.000/kg, mức phí quyền chọn là 1000/cân gạo.
Số tiền mua phí quyền chọn của ông An: 1000 x 20 = 20.000 (đồng)
Số tiền mà ông An bỏ ra để mua 20 cân gạo đáo hạn là , tức là ông A thực hiện quyền sẽ là 15.000x 20 = 300.000 (đồng)
Tổng số tiền mà ông An mua 20 cân gạo (bao gồm phí quyền chọn) là 20.000 + 320.000 = 320.000 (đồng).
Nếu vào ngày đáo hạn, ông An phải bỏ ra 20.000 X 20 = 400.000 ( đồng) để mua được 20 cân gạo ngoài thị trường.
Như vậy, với giá tài sản cơ sở thấp hơn giá thị trường, người mua quyền chọn thực hiện quyền sẽ sinh lời vào ngày đáo hạn.
Trong quyền chọn bán
Ngược lại, người mua quyền chọn bán kỳ vọng giá tài sản cơ sở sẽ giảm, khi
- ST là giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn
- X là giá thực hiện
- p là phí quyền chọn (phí premium
Thì:
- ST < X, người mua thực hiện quyền
- ST > X, người mua không thực hiện quyền
- ST = X, có thể thực hiện quyền hoặc không
Giả sử Ông A đang nắm giữ 300 cổ phiếu của công ty XYZ và đang cần tiền cho một kế hoạch đầu tư trong 6 tháng tới. Mức giá hiện tại của cổ phiếu này là 55,000 VND và được dự đoán sẽ tăng lên đến 70,000 VND sau 6 tháng tới. Với dự đoán này, ông A có thể chờ đợi sau 6 tháng để bán cổ phiếu và lấy tiền đó để đầu tư, nhưng để phòng ngừa rủi ro rằng giá cổ phiếu sẽ giảm, ông quyết định mua quyền chọn bán được phát hành từ công ty XYZ vào ngày 20/04/2020, chi tiết của hợp đồng quyền chọn này gồm:
Số lượng quyền chọn : 100 (mỗi quyền chọn được mua 1 cổ phiếu)
Giá thực hiện : 65,000 VND/cổ phiếu
Phí quyền chọn: 4,000 VND/cổ phiếu
Kỳ hạn quyền chọn là 6 tháng
Vào ngày đáo hạn, 20/10/2020, giá cổ phiếu thị trường công ty XYZ là 60.000/cổ phiếu.
Khi đó, ông A thực hiện quyền chọn bán được 65.000 X 100 =6.500.000 (đồng) tiền cổ phiếu.
Số tiền ông A thu về thực tế cần trừ đi phí quyền chọn: 6.500.000 – (4000 X 100) = 6.100.000 (đồng).
Nếu ông A bán với giá thị trường sẽ được 60.000 X 100 = 6.000.000 (đồng).
Như vậy, ông An đã lời 100.000 khi mua hợp đồng quyền chọn và thực hiện quyền chọn bán khi mức cổ phiếu thị trường thấp hơn cổ phiếu hợp đồng quyền chọn.
Giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường Forex
Tại Việt Nam thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chưa hỗ trợ giao dịch hợp đồng quyền chọn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn có cơ hội để tham gia giao dịch loại công cụ này trên những thị trường khác. Đại diện là thị trường quyền chọn nhị phân (Binary Option) và thị trường forex.
Trên thị trường forex, một số sàn giao dịch cũng hỗ trợ cho nhà đầu tư giao dịch hợp đồng quyền chọn tiêu chuẩn trên một số tài sản cơ sở nhất định. Một vài sàn trong số đó phải kể đến như IG, LCG, easyMarket…, sàn BO cho phép giao dịch vanilla option như Expert Option…
Sàn IG cho phép trader giao dịch hợp đồng quyền chọn trên các tài sản tài chính bao gồm forex, chỉ số và hàng hóa.
Kết luận
Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư lựa chọn mua hoặc bán một tài sản trong tương lai, bất kể giá thị trường. Các loại hợp đồng này rất linh hoạt và có thể được sử dụng trong các tình huống khác nhau. Tuy nhiên, khi lựa chọn hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro. Vì vậy, trước khi sử dụng loại hợp đồng này, trader nên hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó. Các nhà đầu tư cũng nên hiểu rõ về các cách kết hợp khác nhau của quyền chọn mua và quyền chọn bán và các rủi ro tiềm ẩn mà mỗi chiến lược mang đến. Ngoài ra, trader cũng nên xem xét sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro cùng với các phân tích kỹ thuật cơ bản để hạn chế các thua lỗ tiềm năng. Tham khảo thêm nhiều bài viết bổ ích về forex tại sanforex.com để tích lũy thêm nhiều kiến thức nhé. Chúc các nhà đầu tư thành công !
A WordPress Commenter
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.